"Đế chế vắc-xin"
Phát biểu của ông Pompeo không hoàn toàn là chuyện mới, vì hai nước Mỹ và Ấn Độ đã cùng thực hiện chương trình phát triển vắc-xin quốc tế trong hơn 30 năm qua.
Ấn Độ được mệnh danh là ‘đế chế vắc-xin’ của thế giới. Quốc gia này đã sản xuất ra các vắc-xin chống bại liệt, viêm màng não, viêm phế cầu, tiêu chảy do virus rota, bệnh lao, sởi, quai bị, rubella và nhiều căn bệnh khác nữa.
Giờ đây, hàng loạt doanh nghiệp Ấn Độ đang phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 . Một trong số đó là Viện Huyết thanh Ấn Độ, nơi sản xuất 1,5 tỷ liều vắc-xin mỗi năm chủ yếu tại hai cơ sở ở thành phố Pune, Tây Ấn. Viện này cung cấp 20 loại vắc-xin cho 165 quốc gia. Trong đó, 80% loại vắc-xin được xuất khẩu với giá trung bình chỉ 0,5 USD một liều và là một trong những loại rẻ nhất thế giới.
Viện Huyết thanh Ấn Độ, nơi sản xuất và cung Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cấp vắc-xin lớn nhất thế giới. Ảnh: BBC News.
Hiện nay, Viện Huyết thanh Ấn Độ đã hợp tác với Codagenix - công ty Công nghệ Sinh học của Mỹ - để phát triển loại vắc-xin cúm sống, giảm độc lực. Vắc-xin này được tạo ra bằng cách giảm độc tính, hoặc loại bỏ các đặc tính có hại của mầm bệnh nhưng vẫn để virus sống. (Chúng sẽ không gây bệnh hoặc chỉ gây ra bệnh rất nhẹ vì mầm bệnh đã bị suy yếu trong phòng thí nghiệm).
"Chúng tôi đang lên kế hoạch cho một loạt các thử nghiệm trên động vật (trên chuột và loài linh trưởng) đối với loại vắc-xin này vào tháng 4. Đến tháng 9, chúng tôi sẽ có thể bắt đầu thử nghiệm trên người", Adar Poonawalla, giám đốc điều hành của Viện Huyết thanh Ấn Độ trả lời phỏng vấn trên điện thoại.
Viện trên cũng đã hợp tác để sản xuất hàng loạt vắc-xin lấy chế phẩm từ virus tinh tinh được biến đổi gen - loại vắc-xin đang được phát triển bởi Đại học Oxford và được chính phủ Anh ủng hộ. Nếu mọi việc suôn sẻ, các nhà khoa học hy vọng sẽ có ít nhất 1 triệu liều được sản xuất vào tháng 9.
"Thế giới sẽ cần hàng trăm triệu liều vắc-xin, lý tưởng nhất là vào cuối năm nay, để chấm dứt đại dịch này và đưa chúng ta thoát khỏi chuỗi ngày bị phong tỏa," Giáo sư Adrian Hill, giám đốc Viện Jenner, Oxford trả lời James Gallagher - phóng viên khoa học và y tế của BBC.
Khó khăn trong phát triển vắc-xin
Chưa hết, công ty Bharat Biotech có trụ sở tại thành phố Hyderabad, Ấn Độ đã tuyên bố hợp tác với Đại học Wisconsin Madison và công ty FluGen, Mỹ, để sản xuất gần 300 triệu liều vắc-xin phân phối toàn cầu. Công ty dược phẩm Zydus Cadilla đang nghiên cứu 2 loại vắc-xin; mỗi công ty Biological E, Indian Immunologicals và Mynvax đều đang phát triển 1 loại vắc-xin. Bốn hoặc năm loại vắc-xin nội địa khác cũng đang trong bước đầu giai đoạn phát triển.
"Công đầu thuộc về các doanh nhân, các công ty dược phẩm đầu tư vào sản xuất chất lượng và quy trình tạo ra sản phẩm với số lượng lớn. Họ vừa muốn đóng góp cho thế giới, đồng thời điều hành doanh nghiệp thành công và điều này có lợi cho tất cả mọi người," Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trả lời phỏng vấn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng người dân không nên trông chờ vào vắc-xin xuất hiện sớm trên thị trường.
Giáo sư David Nabarro, chuyên gia về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Imperial (London, Anh) giải thích rằng con người sẽ phải sống chung với mối đe dọa từ virus corona "trong tương lai gần" bởi vì không có gì đảm bảo rằng vắc-xin sẽ được phát triển thành công.
Cảnh báo khác đến từ Tim Lahey, nhà nghiên cứu vắc-xin tại Trung tâm Y tế của Đại học Vermont.
Ông phát biểu rằng "có lý do chính đáng để lo lắng về việc vắc-xin Covid-19 cũng sẽ gây ra phản ứng miễn dịch có hại".
Hiện nay, số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu đã vượt qua con số 2,5 triệu với hơn 210.000 ca tử vong. Phát triển một loại vắc-xin an toàn có thể được sản xuất hàng loạt sẽ là một bài toán tốn thời gian: mỗi lô vắc-xin đều phải được kiểm tra hóa học và sinh học trước khi được đưa ra thị trường.
"Nhưng chúng tôi hy vọng, rất hy vọng sẽ phát triển được 1 loại vắc-xin an toàn và hiệu quả trong hai năm hoặc ít hơn thế" , ông Poonawalla trả lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét